Dấu hiệu nhận biết da nhiễm CORTICOID

By Ginzas on May 24, 2022 0
Tình trạng da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc corticoid trong một thời gian dài và qua con đường bôi trực tiếp lên da. Biểu hiện thường gặp khi da nhiễm corticoid là sự giãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, nổi các mụn nhỏ li ti.
1. Da nhiễm corticoid là gì?
Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid/ Glucocorticoid thuộc nhóm kháng viêm có steroid. Thực tế, trong giới làm đẹp nhiều người thường biết đến Corticoid dưới dạng kem thuốc, hoặc thuốc mỡ nhưng chúng còn có thể được điều chế dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm… Theo đó, công dụng chính của Corticoid là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của hoạt chất Corticoid có thể gây phù nề vì hiện tượng giữ nước và chất khoáng Natri trong cơ thể, gây mất cân bằng quá trình chuyển hóa lipid tạo ra hiện tượng lắng đọng mỡ trên mặt, cổ lưng. Vì thế khi sử dụng corticoid dạng tiêm và uống trong thời gian dài bạn có thể sẽ mắc các triệu chứng bệnh teo tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết tố.
Không phủ nhận tác dụng của Corticoid có trong một số mỹ phẩm, kem trộn bôi ngoài da có thể chữa trị được một số bệnh lý, tuy nhiên việc sử dụng sai cách, sai nồng độ cũng như thời gian điều trị có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như teo da, rạn da, hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị lột bỏ hoàn toàn. Khi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da không còn, có thể khiến da mọc mụn, trứng cá,… đặc biệt nếu corticoid sẽ đi qua da, ngấm xuống xuống máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Nhận biết dấu hiệu da nhiễm corticoid
Da nhiễm Corticoid không chỉ khiến da bị tổn thương mà về lâu dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn nhất định cần phải biết những biểu hiện của da nhiễm corticoid để sớm có hướng điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Một số dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid được phân chia thành các cấp độ như sau:

 

Cấp độ 1: Da khô bong tróc: Cấp độ 1 là cấp độ tổn thương nhẹ nhất, bởi người sử dụng chỉ dùng trong thời gian ngắn với nồng độ thấp. Một số biểu hiện trong cấp độ này có thể là trên bề mặt da có độ sần nhẹ, râm rang ngứa trên vùng da thoa.

 

Cấp độ 2: Viêm da cấp tính: Ở giai đoạn 2, da đã chính thức bắt đầu bị nhiễm độc và xuất hiện các hiện tượng hoại tử. Một số dấu hiệu nhận biết như sau: Da nổi những bong bóng nước như khi bị bỏng và vùng tổn thương lan rộng khắp toàn mặt. Khi những bong bóng nước này vỡ sẽ tạo cảm giác đau nhức, đồng thời xuất hiện tượng mưng mủ nhiễm trùng. Do đó, nếu người bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời thì lớp da sẽ bị tổn thương kèm theo tình trạng sần đỏ kéo dài, và da thâm sạm sau khi các bóng nước khô màu.

 

Cấp độ 3: Giãn mạch máu: Nếu người sử dụng dùng kem trộn có chứa corticoid trong thời gian dài (khoảng 1 năm) thì các tổn thương đã tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Lúc này người bệnh sẽ thấy da luôn đỏ rực, đồng thời luôn thấy nóng ran, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Mặt khác, da sẽ luôn ở trong tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước trong da, kèm theo cảm giác châm chích như kiến bò bên trong.
Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn ồ ạt: Khi da bị nhiễm corticoid ở cấp độ nặng này sẽ thấy các biểu hiện như da bóng nhày, kèm mụn sưng to và người bệnh luôn thấy da nóng đỏ và rát, thậm chí sẽ có cảm giác như bị châm chích.

 

Cấp độ 5: Viêm da kích thích: Đây là giai đoạn da bị nhiễm corticoid có độc cao nhất. Biểu hiện là bệnh nhân luôn cảm thấy làn da luôn đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát, đau nhức kể cả không chạm vào. Đồng thời người bệnh cũng có thể thấy tình trạng da khô dần, bong tróc, đóng vảy thành mảng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo dịch vàng, cùng các dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.
Mong rằng qua bài viết các bạn tự ý thức được tác hại của kem trộn và mức độ nhiễm Corticoid. Khi nhận biết được những dấu hiệu da bị nhiễm corticoid và đã chuyển sang các cấp độ nguy hiểm thì người bệnh nên hạn chế dùng mỹ phẩm và đến các trung tâm, bệnh viện để thăm khám da liễu, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Quy trình chăm sóc da nhiễm corticoid
Da nhiễm corticoid trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều, lúc này bạn cần tiến hành thăm khám để được hướng dẫn can thiệp đúng cách nhằm đào thải hết độc tố bên trong da và giúp da trở về trạng thái bình thường. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để hướng dẫn cai corticoid và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
a. Giảm và giãn cách tần suất sử dụng sản phẩm chứa corticoid
Để làn da không bị tổn thương nặng hơn, đầu tiên bạn cần ngưng sử dụng ngay các sản phẩm có chứa Corticoid như kem trộn, kem làm trắng tự chế hoặc các loại thuốc corticoid sử dụng không có tham vấn từ bác sỹ.
b. Thải độc cho da nhiễm corticoid
Cách thải độc da do nhiễm corticoid gồm các bước cơ bản dưới đây. Người bệnh nên kết hợp uống nhiều nước và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ khi tiến hành.
•   Hàng ngày, dùng 1 trong các cốc nước sau đây để kháng khuẩn: Diếp cá, trà xanh, trà hoa cúc hoặc nha đam.
•   Rửa mặt bằng nước muối sinh lý hoặc các loại sữa rửa mặt không có cồn, hóa chất gây khô da.
•   Sử dụng thảo dược để xông hơi từ 2 -3 lần/tuần.
•   Điều trị và phục hồi da bị nhiễm corticoid bằng các dược liệu từ thiên nhiên.
c. Sử dụng thuốc kê đơn để điều trị viêm da nhiễm corticoid
Da nhiễm corticoid dù nặng hay nhẹ bạn cũng nên thăm khám để được hướng dẫn can thiệp đúng cách nhằm đào thải hết độc tố bên trong da và giúp da trở về trạng thái bình thường.
•   Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để hướng dẫn cai corticoid và đưa ra phương án điều trị kèm theo thuốc sao cho phù hợp. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng như:
•   Trường hợp 1: da mới bị mỏng, hơi ngứa, chữa viêm – mụn nhiều: uống Vitamin C (tăng sức đề kháng), Vitamin B2 (làm lành da & giảm tiết dầu) & bổ sung thêm 1 đợt Kẽm
Trường hợp 2: da viêm, nhiều mụn li ti kèm đỏ da, bóng thì bắt buộc dùng kháng sinh phổ rộng để giảm sưng, trị viêm mô mềm
•   Trường hợp 3: da nhiễm Dermodex thì không thể dùng kháng sinh thông thường mà phải dùng Metronidazone. Nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chức năng gan để đào thải tốt
d. Chăm sóc da thật kỹ trong quá trình điều trị
Chăm sóc da trong giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm bởi da có thể kích ứng với bất kỳ thành phần có tính axit hay chất gây hại nào. Những sản phẩm chăm sóc da bạn cần lúc này là những sản phẩm từ Dược, có tính chữa trị và làm liền các tổn thương của da. Bao gồm từ sữa rửa mặt đến các kem dưỡng điều trị.
Việc chăm sóc da tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng giúp tránh tác động  tổn thương da và phục hồi da nhanh hơn, cần lưu ý một số điểm như sau:
–   Làm sạch da
•   Vệ sinh da mỗi ngày bằng nước sạch hoặc có thể dùng thêm một số sản phẩm làm sạch da có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, ít gây kích ứng. Để làm sạch da an toàn, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có độ pH5.5 và không chứa kiềm; đồng thời chứa các chất tái tạo da như Panthenol, vitamin E… Không sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh; tạo nhiều bọt hay chứa các thành phần đặc trị khác như: trị mụn, trị nám, trắng da….
•   Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da và tóc: tránh chọn các sản phẩm chứa thành phần menthol, camphor, sodium lauryl sulfate. Ngưng dùng nếu da có cảm giác châm chích, bỏng rát, khô, ngứa và bong vảy
•   Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt và tắm toàn thân Sebamed; hội tụ tất cả yếu tố phù hợp cho việc làm sạch của các bệnh nhân có da nhiễm corticoid.
–   Hạn chế trang điểm
•   Nên ngừng thoa bất kỳ mỹ phẩm nào lên da. Trong trường hợp bắt buộc phải trang điểm; nên dùng các sản phẩm dạng lỏng, nhẹ, tránh các sản phẩm chống nước hoặc dạng đặc.
•   Hạn chế chà xát, chạm tay vào vùng da đang bị viêm kích ứng.
•   Tránh các yếu tố môi trường khắc nghiệt làm nặng tình trạng đỏ; kích ứng da như nắng nóng, khô lạnh, môi trường ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc;… Khi ra đường cần phải bảo vệ da.
•   Hạn chế tối đa tác động của ánh nắng mặt trời lên da: thoa kem chống nắng; đội mũ rộng vành. Nên chọn các loại chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên; không chứa hương liệu và có các thành phần khoáng như kẽm oxide, titanium dioxide.
–   Hạn chế stress:  Stress có thể làm tình trạng phát ban mụn trứng cá do corticoid nặng nề hơn.
–   Kiểm tra lại các thuốc đang sử dụng
Tình trạng viêm da do corticoid có thể trở nên nặng nề hơn; với biểu hiện gia tăng tình trạng đỏ da nếu sử dụng một số loại thuốc tim mạch, chống trầm cảm, đau nửa đầu, vitamin B3…
Hãy trao đổi với bác sĩ đang điều trị để có lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Không tự ý ngưng hoặc thêm bớt thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời chọn sản phẩm có độ pH5.5 để phục hồi lại hàng rào bảo vệ da.